Đề tài chỉ đơn thuần: "Tự Lực và Tha Lực", không nói gi đến môn phái Tịnh Độ.(vấn đề này rất dài, không đơn giản, không thể vội có kết luận chỉ trong vài giòng chữ).
Tôi tóm lược thành những đề mục như sau:
Định nghĩa khái quát: "Tự Lực" là lực phát động bởi chinh cá thể (do Tâm) ,Tha Lực là 'lực" bên ngoài cá thể,(ở đây, ngầm nghĩa có liên quan và tác động lên cá thể đó).
Hãy quan sát những dữ kiện chung quanh chúng ta sẽ thấy rõ:
* Không có tha lực trái đất không di động được.
Trái đất quay được trên quỹ đạo của nó và chạy theo mặt trời là nhờ mặt trời di động không ngừng về hướng sao Vega.(Tha Lực),
Chứng minh trích ra từ website :
“ Our sun’s direction of motion (and thus our Earth’s corresponding motion) toward Vega has a special name. It’s called the apex of the sun’s way. Vega – the solar apex star – can be found in the eastern sky during the dawn and predawn hours throughout January.”
“Thus, every second we move about 20 km closer to the star Vega. However, there is plenty of time before we get there: Vega is 26.5 light years away! As an exercise, calculate how long it will take the Sun (and therefore the Earth) to travel 26.5 LY at a speed of 20 km/s.”
* Không có tha lực con người không sinh hoạt được.
Con người di chuyển được trên mặt đất là nhờ tác động của nhiều lưc bên ngoài thân thể như sức hút của địa cầu và sức đè ép của lớp khí quyển bọc quanh địa cầu. (Tha Lưc).
Đương nhiên động cơ chính là Tự Lực .Nếu muốn ra khỏi những Tha Lực đó trong một thời gian rất ngắn thì phải học hỏi để biết những định luật tránh những tha lực chi phối hoặc cản trở thân thể
* Tha lực giúp cho tự lực vững mạnh.
Thông thường khi chúng ta đi một mình ban đêm ở chỗ vặng lặng và không có phương tịên liên lạc nhưng nếu có một người bạn đồng hành, minh cãm thấy an ổn hơn (Tha Lực). Tu tập có bạn cùng thảo luận, giúp đở tinh thần thì kết quả khả quan hơn…
Chứng minh trích từ website: Kinh VÔ ÚY
“ Xuất xứ từ các bản kinh tụng truyền thống của Phật Giáo Nguyên Thủy. Tựa kinh Phạn ngữ:Abhayaparittagaathaa .
Niệm tưởng uy đức Tam Bảo để xua tan những âu lo, sợ hãi là nội dung chính của bài kinh. Ở đâu có phước lành nơi đó là chốn hội tụ của các vị thiện thần nhờ vậy tiêu trừ điều bất tường. Cầu nguyện an lành cho tha nhân và xưng tán uy lực của chư Phật toàn giác, độc giác và thánh chúng cũng là cách đem lại sự an lành thanh thản, không sợ sệt. Kinh nầy đặc biệt tụng trong các khoá lễ cầu an tiêu tai.”
“Trong kinh Pali Angulimāla Paritta , Đức Phật chỉ cho thấy sự cầu nguyện có ảnh hưởng đến người khác và môi trường sống chung quanh. Một hôm, Angulimāla đi khất thực, gặp một người đàn bà sắp lâm bồn đang rên siết đau đớn bên đường. Không biết làm thế nào, Angulimāla trở về hỏi Ðức Phật. Ðức Phật dạy Angulimāla một bài kinh để học thuộc lòng rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn che, đọc lại. Người mẹ đau đớn liền sanh được dễ dàng.”
* Không có tha lực phàm phu không giải thoát được.
Kể̉ từ lúc sinh ra cho đến lúc lâm chung, nếu chỉ bằng vào tự lực ta không có đủ khả nănggiác ngộ, giải thoát! Cần phải haǹh trì tu tập (có 84 ngàn pháp môn theo kinh sách Đại Thừa Phật Giáo), nhờ tha lực khai mở được Chánh Tâm, ta giác ngộ.
Trong tục đế thi tha lực ... chằng chit (trùng trùng duyên khởi nói theo Hoa Nghiêm Kinh )nếu biết xử duṇg hay lọai trừ thì sẽ làm cho Tự Lưc phát triển, có thể đưa (Tâm) ta vượt thoát khỏi vòng luân hồi.
Trong môn phái Nguyên Thủy có Thiền Tha Thứ, Quán Từ Bi, đ̣oc kinh cầu Chư Thiên...đều là hinh thức Tha Lực.
Các Thiền Sư Tây Tạng chưa đắc đạo, khi lâm chung vẫn cần Đạo Sư hướng dẫn tâm minh đi đúng trên đường giaỉ thoát ( Tha Lực).
Đức Phật dạy: “phải tự đốt đuốc mà đi... ».Chúng ta phải duǹg Tự Lực theo lời hướng dẫn của Phật để giải thóat.Theo tôi hiểu, ở đây Đức Phât dạy cho các bậc cao tăng trong tăngđoàn là những bậc đã chứng quả 1 trong 4 Thánh Quả (trong môn phái Nguyên Thủy thi chỉ có những bậc xuất gia mới có thể tu đạt được Thánh Quả Alahan, tự giải thoát được.)
Tôi nghĩ, nên tự xét minh đã đạt Thánh Quả nào chưa?. Nếu chưa thi chắc phai cần có sự trợ lực (Tha Lực) !?
Nếu không biết ,minh cứ ngộ nhận ở cái Tự Lực quá thô thiển của mình thi khi lâm chung không thể phân biệt trước cảnh bao la xa lạ, nhiều màu sắc ở Biển Thức mà mình bắt buộc phải đi vào.
Đường xá chằng chịt. Đường về cõi Trời,đường về cõi Người, đường vào 3 Ác Đạo, lẫn lộn với đường ra khỏi vòng luân hồi (giải thoát) ; chúng ta nhắm mắt cầu may rồi bước đại vào sao !!!???? Đành rằng có Nghiệp Thức đấy, dẫn dắt Thần Thức đi, thì nghiệp cũng làlực ngoài tâm (Tha Lực), Nghiệp làm u tối khả năng sáng suốt của Thần Thức (Tự Lực) nên cần có một Tha Lực khác giúp Thần Thức tỉnh ra và hướng dẫn Thần Thức đi theocon đường giải thóat (Đao sư..Tha Lưc)
Nầy, có nhiều đường trông đẹp đáo để, thế mà đưa đến 3 ĐƯỜNG ÁC đấy ! Coi chừng !
Đang lúc bối rối,như thế mà có ai giúp mình, chỉ đường để không bị lọt vào ác đạo thi chắc là mừng lắm (cần Tha Lực).
Phút lâm chung của kiếp người rất là quý giá, đây là cơ hội bằng vàng để giải thóat (ngay các bậc Thánh cũng dùng cửa " TỬ " này để giai thoat).
Thôi thi không thể hoàn toàn tin cậy vào Tự Lực được thì̀ minh nhờTha Lực hổ trợ.Nếu không, một phút không may bước vào 1 trong 3 ĐƯỜNG AC thi đến bao giờ mới GIẢI THÓAT!?
Tự lực là chủ chốt đưa ta đến giác ngộ, nhưng là phàm phu hoặc là cư sĩ nếu thiếu Tha lực, chúng ta khó thể đến được bờ giải thóat.
Lê Trác