Welcome to TTKS/KTQN

CLICK HERE TO OPEN

Sunday, February 24, 2013

NHỮNG GÌ CÒN NHỚ VỀ TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ĐỨC VNCH


Khóa đàn anh gắn alpha cho khóa đàn em

Ai trong chúng ta , khi đã một lần được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức  đều có ít nhiều kỹ niệm không quên . Tôi dù chỉ được thụ huấn giai đoạn 1 ở trường , nhưng đối với tôi trường đả mở ra trong tôi bao nhiêu kỹ niệm và kinh nghiệm bổ xung cho tôi về tình huynh đệ, tính kiên nhẩn , sự chịu đựng cho suốt những năm tháng của cuộc sống sau khi rời trường sang học chuyên môn , ra đơn vị , biệt phái về Viện Định Chuẩn và sống tha phương cho đến ngày nay.
Nhìn lại những hình ảnh cũ của Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức trong bài viết "Niềm vui quân trường" của Nguyễn thừa Bình , lòng tôi vô cùng xúc động và những kỹ niệm vui buồn của mấy tháng ở quân trường lại hiện về rất rõ.
Tôi cũng có những niềm vui ngay những ngày đầu vào quân trường. Xúng xính trong bộ đồ trận , lúng túng chỉnh quai nón sắt , cột dây giầy sao cho đúng cách . Học cách trải drap giường để làm lại cho ngay ngắn trước khi chạy ra sân tập họp . Ra tập họp phải đúng giờ không thì bị phạt "hít đất". Sáng nào cũng điểm tâm với bánh mì với chuối già , cơm nhà bàn thường xuyên , thỉnh thoảng mới ăn cơm câu lạc bộ,học tập và tập quân sự suốt ngày .Có lúc ở bải ngồi nghe sĩ quan huấn luyện giảng ,dưới ánh nắng thiêu đốt mà ngủ thiếp đi hồi nào . Dù vậy, khi được thăm viếng , người yêu của tôi khen tôi trông rắn  rỏi beau trai hơn , tôi nhìn ánh mắt nàng thì tôi cũng nhận ra đó là những lời khen chân thật . Lúc nào nàng cũng là một trong số ít người bịn rịn chia tay tôi trước khi rời khỏi khu thăm viếng .
Nhắc tới nàng tôi thấy nhớ thương nàng nhiều. Lúc nào nàng cũng không bỏ một buổi đi thăm trường Bộ Binh và cả bên trường Quân Cụ . Khi tôi ra trường sắp đổi ra đơn vị , nàng bịn rịn báo tin mẹ nàng muốn tôi phải tiến tới , nếu không thì phải gả nàng cho người đang đi hỏi nàng. Chúng tôi rất khổ tâm vì hoàn cảnh của tôi trước mắt chưa có hướng đi cho bản thân làm sao gánh thêm trên vai gia đình của riêng mình ? Chúng tôi đi chơi với nhau vài ngày sau đó và nàng cũng cảm thông với suy nghỉ của tôi " người lữ hành cô độc". Chúng tôi không còn gặp nhau nữa từ ngày tôi ra đơn vị .
Bẳng đi mấy năm sau , người anh họ của nàng cũng là bạn làm việc chung với tôi ở Phòng thí nghiệm đất đai ,khu Quarry Biên Hòa cho tôi biết tin buồn chồng nàng là sĩ quan nhảy dù tốt nghiệp Trường Vỏ Bị Đà Lạt đả tử trận . Hình ảnh người thiếu phụ trẻ để tang chồng trong thời chiến đả làm tôi đau buốt tâm can .
Khi tôi được chuyển sang trường Quân Cụ, thì Nguyễn Tự Lập người bạn cùng trung đội nằm giường đối diện với tôi còn ở lại quân trường và sau khi mản khóa ,anh được thuyên chuyển về đơn vị địa phương quân ở Ba Xuyên . Lập có gia đình trước tôi ,nên hể có phép là về Saigon thăm cha mẹ và người vợ trẻ. Ngày tôi được biệt phái về Viện Định Chuẩn ,lúc trụ sở còn ở số 30 Gia Long ,thì Lập có ghé chơi .Chúng tôi đi ăn với nhau ,và Lập hứa tháng sau về sẽ ghé gặp tôi .
Tháng này rồi lại tháng khác , tôi nóng lòng ghé nhà bố mẹ của Lập thì ôi bạn Lập  bạn không còn nữa ,sao lại như thế được ? Lập đi lấy lương về cho đơn vị và ghe bị phục kích , anh đả ra đi khi người vợ sắp sanh .Tôi bùi ngùi thắp nén hương cho anh ở nghĩa trang Biên Hòa . Nay vật đổi sao dời , không biết mộ anh còn đó không ,nhưng tôi vẫn thương tưởng và nguyện cầu cho vợ con anh an bình và anh linh của anh đả siêu thoát ,những đau buồn ngang trái của kiếp người đả tan loảng vào hư không .
Làm trai lớn lên trong chiến tranh ,những ngày tháng nhập ngủ và ra đơn vị đả cho tôi mục kích bao nhiêu thảm trạng của chiến tranh . Tôi đả khóc cho thân phận mình và cho thân phận quê hương trước những điêu tàn đổ nát ,những chia ly tang tóc.
Trong cái bé nhỏ của kiếp người , tôi chỉ biết tu tập để tự chữa cho những vết thương của chính mình và góp lời kinh thoa dịu đau thương của bạn bè , đồng bào tôi còn trên quê hương hay trôi dạt khắp bốn phương trời.
Ninh Vu / Toronto,Feb 22,2013


   ================================


Trích trong “  Niềm Vui Quân Trường “
Của Nguyễn Thừa Bình

“ Trong Trường Bộ Binh Thủ Ðức, từ Cổng Số I đi vào, qua khỏi Ðồn Quân Cảnh 301 một đoạn, nằm phía tay phải là dãy nhà Nữ Quân Nhân. Mấy cô Nữ Quân Nhân ở đâu không biết, chứ ở đây các SVSQ coi chừng bị “ăn thịt”, bị “nuốt” như chơi. Anh em cứ bảo nhau“chốn ấy hang hùm, chớ mó tay”. Có ai nghĩ ra, Trường Bộ Binh Thủ Ðức toàn “đực rựa” mà tôi dám cam đoan, tôi dám “cá” với bất cứ ai không nơi nào trên đất nước Việt Nam Cộng Hòa xài nhiều băng vệ sinh hơn. “Ði Dây Tử Thần”, có nhiều anh em ngán biết mấy. Quân trường, ngán chừng nào, Huấn Luyện Viên lại bắt tập nhiều chừng nấy. Ở Trường Bộ Binh Thủ Ðức, dây tử thần là hai sợi dây thép căng cứng, được treo từ một đồi cao chót vót, chạy qua một hồ nước thăm thẳm phía dưới và tới một cột xi măng xa xa đằng xa. Sinh Viên Sĩ Quan 2 tay cầm 2 cái róc rách, người Huấn Luyện Viên đẩy nhẹ xuống. Gió thổi vù vù nghe rào rào bên tai. Ngọn cờ đỏ phất, mình thả tõm xuống. Có người không lội được. Có người đau mình đau mẩy. Nhưng khốn nạn nhất vẫn là mấy anh bị “thằng nhỏ tao đau quá” mà vừa đi vừa bụm nó lại. Nhìn mặt méo mó, nhăn nhó của họ, anh em với nhau thông cảm hết sức. Nhưng bảo những ông vui tính đừng “cười sằng sặc”, đừng “cười toe toét miệng” thì khó như bắt thang lên hỏi ông trời. Ở Khu Tiếp Tân nằm bên phải Cổng Số I, sát Tuyến B những ngày Chủ Nhật thật ồn ào, thật náo nhiệt và vui thì hết nói. Tiếp Tân là tiếp thân nhân, bè bạn của các Sinh Viên Sĩ Quan không đi phép hay bị cúp phép. Dĩ nhiên, Trường Bộ Binh Thủ Ðức mà những người vào học là những thanh niên tuổi đời còn trẻ trung hung sức. Người thăm nhiều nhất vẫn là những nữ sinh viên, nữ học sinh là những người tình thề non hẹn biển. Mỗi cặp tình nhân chọn cho mình một chốn bình yên mà tâm sự chuyện tình hai đứa mình. Họ rủ nhau cùng hát bài ca Xích Lại Gần Anh Tí Nữa của Mặc Thế Nhân: “xích lại gần anh tí nữa đi em. Sao em ngồi xa anh thế?...Nào có ai đâu mà em ngại, để rồi ngồi xa cách nhau!”.


                              ================================


         Nhớ nghĩ về Tr/uý Trần Văn Ba ( Đại  Đội Trưỡng), Th/úy Ông Văn Chính
Chúng ta hợp nhau đến nổi kẻ trước người sau, thậm chí khi được gọi động viên nhập ngủ ; anh Hẹ cũng như tôi trước, khoá học trước sau khá lâu( khóa 19, 20, 20 phụ & 21) nhưng cùng những Sĩ quan trực tiếp hướng dẫn khóa sinh như Tr/uý Trần Văn Ba ( Đại  Đội Trưỡng), Th/úy Ông Văn Chính..Anh Hẹ khóa 19 tôi khóa 21 .
Tôi theo giai đoạn I nửa chửng thỉ Trung Uý Ba giài ngủ trở về dạy học ở Chấu đốc.Thiếu Úy Chính thay chức vụ Đại Đội Trưởng.Lễ bàn giao gần 200 khoá sinh không cầm được nước mắt tiển người đi.Sồng có tình, có nghĩa, không hành hạ khóa sinh như nhiều người khác nhưng khóa sinh học giỏi.

Tôi và bạn Thành Tâm (Canada ) hết giai đoạn I về Quân nhu nhưng thủ khoa khoá  21 tên là Phạm Xuân Hồng thuộc đại đội tôi.
MS Huỳnh Văn Công
Hòa Lan  / 25-Sept-2012

Friday, February 1, 2013

NHÂN DUYÊN LÀM TÁI SANH THÂN KẾ TIẾP


                         Kinh Đại Bát Niết Bàn – Ấn bản 2510 Phật Lịch
                               Dịch giã : Hoà Thượng Thích Trí Tịnh
                                   Tóm lược phẩm Kiêù Trần Như

Trước giờ Đức Phật nhập Niết Bàn có một nhóm đông ngoại đạo gồm 2 Bà La Môn và 7 Phạm Chí ra mắt vua A Xà Thế để xin phép đến luận nghị với Đức Phật mà họ gọi Cù Đàm vì bất bình với Đức Phật đã đến chỗ ở của họ tại rừng Ta La tuyên bố rằng thân nầy là thường, lạc, ngã, tịnh  để khuyến dụ hàng đệ tử của họ.

Vua A Xà Thế can ngăn :” Hôm nay các ngài do ai bày vẽ mà tâm trí cuồng lọan chẳng định như vậy ? Khác nào nước nổi sóng,vòng lữa xoay, khỉ vượn leo cây, thiệt đáng hổ thẹn .
Người trí nghe được việc nầy tất sẽ xót thương cho các ngài. Kẻ ngu nghe biết tất sẽ chê cười các ngài. Lời nói của các ngài chẵng phải là lời của người xuất gia. Các ngài nếu mang phải bịnh tật, ta đều có thuốc trị lành được.Nếu như mắc binh ma quỉ, thời anh ta là Kỳ Bà có thể trị được….”

Nhóm ngoại đaọ thay nhau nêu ra nhiều lý do nên vua A Xà Thế nói :” Các ngài nếu chẳng tin theo lời của ta, Đức Như Lai chánh giác hiện đang ở trong rừng Ta La, các ngài có thể qua đó tuỳ ý vấn nạn, Đức Như Lai sẽ giải thích vừa ý các ngài.”

Liền đó vua A Xà Thế cùng chúng ngoại đạo đến chỗ Phật. Vua đầu mặt làm lễ đi nhiểu ba vòng ngồi qua một bên bạch Phật rằng : “ BạchThế Tôn ! các nhà ngoại đạo nầy muốn tuỳ ý vấn nạn, xin Đức Như Lai tuỳ ý đáp đó.”

Phật nói : “ Nầy đại vương ! Như Lai tự biết phải lúc

Vì đã thấy trước việc nầy nên trước khi vua A Xà Thế dẫn nhóm ngoại đạo tới, Đức Phật bảo  ngài Kiều Trần Như chuẩn bị lo cho họ quy y.
Nhóm ngoại đạo 9 người gồm có Bà La Môn Xà Đề Thủ Na, Phạm Chí Bà Trư Tra, Phạm Chí Tiên Ni, Phạm Chí họ Ca Diếp, Phạm Chí Phú Na, Phạm Chí tên Thanh Tịnh, Phạm Chí Độc Tử, Phạm Chí Nạp Y và Bà La Môn Hoằng Quảng .

Mỗi người nêu ra một đề tài riêng biệt để luận nghị với Đức Phật . Sau khi nghe Phật giải đáp , bảy người chứng quả A la Hán tại chỗ liền xin Phật cho quy y.
Ngài Độc Tử nghe lời Phật ra rừng Ta La  tu tập hai pháp chỉ quán, chẳng bao lâu được quả A La Hán.
Riêng Phạm Chí Bà Trư Tra cảm thấy hổ thẹn vì đã xúc phạm gọi đức Phật là Cù Đàm nên xin tự huỷ diệt mình để sám hối. Bà Trư Tra hiện thần thông khi đang được hỏa tán vì đã chứng quả A la Hán.

Người sau cùng trong nhóm ngoại đạo luận nghị với Đức Phật là Bà La Môn Hoằ̀ng Quảng.
Sau khi Đức Phật giải đáp những thắc mắc của Hoằng Quảng, Kiều Trần Như nói :
Lành thay ! lành thay ! ông có thể phát tâm vô lượng lớn.”

Phật nói : “ Nầy Kiều Trần Như Ông Bà La Môn Hoằng Quảng nầy chẳng phải mới phát tâm vô thượng. Thuở quá khứ cách đây vô lượng kiếp có Phật ra đời hiệu Phổ Quang Minh đầy đủ mười hiệu, ông Hoằng Quảng nầy ở chỗ đức Phật đó đã phát tâm vô thượng bồ đề. Trong hiền kiếp nầy Hoằng Quảng sẽ được thành Phật. Ông ấy từ lâu thông đạt pháp tướng, vì chúng sanh mà hiện ở ngoại đạo. Do đây nên Kiều Trần Như chẳng nên khen ông ấy là hiện nay có thể phát tâm vô thượng ”

Ở ngòai rừng Ta La có một  Phạm Chí tên Tu Bạt Đa La đã 120 tuổi , đạt ngủ thông nhưng chưa bỏ kiêu mạn, được phi phi tưởng định cho là nhứt thiết trí, đã được Niết Bàn.
Đức Phật biết Tu Bạt Đa La là đệ tử cuối cùng nên sai Anan đến gặp Tu Bạt Đa La nói rằng :

“ Đức Như Lai ra đời như Hoa Ưu Đàm. Giữa đêm nay Đức Như Lai sẽ nhập Niết Bàn. Nếu có chỗ phải làm nên làm kịp thời, chớ để ngày sau sanh lòng hối hận. Ông nói Tu Bạt Đa La sẽ tín thọ. Vì ông thuở quá khứ đã từng 500 đời làm con trai của Tu Bạt Đa La. Lòng thương yêu của ông ấy vẫn còn, nên có thể tín thọ lời của ông”

A Nan tuân lời Phật đến nói với Tu Bạt Đa La.
Tu Bạt Đa La bảo rằng : “ Lành thay ! Thưa ngài A Nan. Nay tồi sẽ đến chỗ Như Lai.”
Sau khi hỏi Đức Phật vài câu và được nghe pháp thậm thâm vi diệu, được pháp nhãn thanh tịnh, bỏ tà kiến xin xuất gia.

Phật nói : “ Lành thay ! Lành thay ! Thiện Lai Tỳ Kheo ! “
Tu Bạt Đa La vui mừng hớn hở , râu tóc tự rụng thành tướng Sa Môn, dứt hết  phiền não đặng quả  A La Hán.
Tu Bạt  Đa La sau đó thỉnh Phật tiếp tục ở lại thế gian dạy dỗ nhưng Đức Thế Tôn nín lặng chẵng hứa.
Tu Bạt Đa La bạch Phật : “ Bạch Thế Tôn, Nay tôi không nở thấy đức Như Lai nhập Niết Bàn, xin Đức Thế Tôn cho phép tôi diệt thân nầy trước, rồi sau đó Đức Như Lai sẽ nhập Niết Bàn.”
Bạch xong,Tu Bạt Đa La liền ở trước Phật mà nhập Niết Bàn.

Đức Phật bảo đại chúng : “ Tu Bạt Đa La đây đã từng cúng dường hằng sa chư Phật, đã trồng sâu căn lành, do sức đại nguyện, ông ấy thường xuất gia trong phái ngoại đạo Ni Kiền tử, dùng phương tiện huệ để dẫn dắt chúng sanh tà kiến cho họ được vào chánh trí.Tu Bạt Đa La nương nơi bổn nguyện lực, hôm nay được gặp ta sắp nhập Niết Bàn, được nghe chánh pháp, được quả A La Hán. Đã được quả rôì lại nhập Niết Bàn.

Từ khi ta thành Phật độ A Nhã Kiều Trần Như, đến sắp nhập Niết Bàn độ Tu Bạt Đa La , công việc của ta đã trọn vẹn, dầu ta có ở mãi cũng không có gì khác với ngày nay .”

Nói xong Đức Thế Tôn lại xướng : “Lành thay ! Lành thay ! Tu Bạt Đa La vì báo ân Phật mà nhập Niết Bàn. Đại chúng phải nên cúng dường thi hài của ông ấy và xây lập tháp miếu.”

                                      --------------------------------------------

Trong những đề tài nêu ra luận nghị với Đức Phật, đề tài của Phạm Chí họ Ca Diếp
là thắc mắc rất phổ thông của chúng ta.

Phạm Chí  họ Ca Diếp : “ Thưa Cù Đàm ! Nếu người chết lúc chưa thọ thân sau, thọ mạng ở chặn giữa caí gì làm nhơn duyên ?

Phật nói : “ Nầy Phạm Chí ! Chính vô minh cùng ái làm nhơn duyên mà thọ mạng nầy được còn.
Nầy Thiện nam tử ! Vi có nhơn duyên nên thân là mạng, mạng là thân,vì có nhơn duyên nên thân khác mạng khác. Người trí chẳng nên một bề nói rằng thân khác mạng khác.”


                         ===================================

Tại sao Đức Phật chọn rừng Ta La thành Câu Thi Na nhỏ bé để nhập Niết Bàn
 Phẩm Ca Diếp Bồ Tát và phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát trong Kinh Đại Bát Niết Bàn.

Lý do thứ nhất.
Trong thành Câu Thi Na có ba mươi muôn lực sĩ tự thị sức mạnh,của nhiều ngạo nghễ không chịu tùng phục ai.Đức Phật bảo Mục Kiều Liên đến đó giáo hóa trọn 5 năm nhưng không kết quả. Do đây nên Đức Thế Tôn nói vớ ngài Anan rằng sau 3 tháng nữa Đức Phật sẽ nhập Niết Bàn.
Các lực sĩ nghe được tin nầy bèn họp nhau sửa sang đường sá..
Trên đường từ Tỳ Xá Ly (Vesali) đến thành Câu Thi Na, khi thấy các lực sĩ Đức Thế Tôn liền hóa thân thành Sa Môn hỏi các lực sĩ :
”Boṇ  đồng tử kia đang làm gì thế ?”
Các lực sĩ nổi giận nói :” Nầy Sa môn ! tại sao ông gọi chúng tôi là đồng tử ?”
Đức Phật trả lời :” Bọn ông quá đông mà không dời nổi hòn đá nhỏ nhít nầy nên ta gọi đồng tử có gì quá đáng.”
Các đồng tử hỏi lại Đức Phật nếu vậy ông phải là bực đại nhơn.
Đức Phật liền dùng 2 ngón chân hất văng hòn đá ấy làm các lực sĩ kinh ngạc. Đức Phật hỏi các lực sĩ:” Lý do gì mà các người sửa sang con đường nầy.”
Các lực sĩ nói :” Nầy sa môn ! Đức Thích Ca Như Lai sẽ do con đường nầy đi đến rừng Ta La mà nhập Niết Bàn nên chúng ta họp nhau sửa sang.”
Đức Phật liền khen các lực sĩ :” Lành thay,các đồng tử đã phát tâm tốt như vậy để ta dời hòn đá cho các ông.”
Nói xong Đức Phật liền lấy tay bưng hòn đá dời lên giữa hư không làm các lực sĩ kinh sợ rồi vui mừng và hỏi Đức Thế Tôn hòn đá nầy là thường hay vô thường.
Đức Phật  thổi hòn đá tan nát như bụi.
Các lực sĩ đồng cất tiếng lớn hòn đá là vô thường và sanh lòng hổ thẹn không còn tâm niệm kiêu mạn. Sau đó Đức Thế Tôn liền hiện hình Phật Đức Phật vì họ thuyết pháp làm cho tất cả đều phát tâm vô thượng Bồ đề.

Lý do thứ hai.
Đức Phật nói : “ Nầy  thiện nam tử ! Trong thành  Vương Xá có vị ngũ thông tiên  nhơn tên là Tu Bạt Đa La được 120 tuổi. Tiên nhơn nầy thường tự xưng là bực nhứt thiết trí sanh lòng kiêu mạn. Tiên nhơn nầy đã vun trồng căn lành nơi vô lượng chư Phật thuở quá khứ.
Vì muốn điều phục tiên nhơn nầy nên ta bảo Anan rằng sau 3 tháng ta sẽ nhập Niết Bàn. Tu Bạt Đa La nghe tin nầy sẽ sanh lòng kính tin mà đến ra mắt ta. Ta sẽ độ ông chứng quả A La Hán.”

Lý do  thứ ba .
Sư Tử Hống Bồ Tát bạch Phật.
" Bạch Thế Tôn ! trong 16 nước lớn : thành Xá Bà Đề, thành Bà Chỉ Đa, thành Chiêm Bà, thành Tỳ Xá Lỵ, thành Ba La Nại, thành Vương Xá, tại sao Như Lai bỏ những thành lớn ấy mà đến nơi thành Câu Thi Na nhỏ hẹp xấu xa nầy để nhập  Niết Bàn ?"

Đức Phật noí.
“Nầy thiện nam tử ! Ông chẳng nên nói rằng thành Câu Thi Na nhỏ hẹp xấu xa, mà nên nói  rằng thành nầy có nhiều công đức trang nghiêm tốt đẹp ,vì chỗ nầy là chỗ mà chư Phật và Bồ Tát thường đi đến.Như nhà của người dân hèn, nếu có vua đi qua, thời nên tán thán nhà nầy là phước đức trang nghiêm, nên nhà vua mới ngự giá đến. “

Đức Phật nói tiếp rất dài đại ý như sau.

Từ thuở xa xưa tại thành Câu Thi Na có vị thánh vương họ Kiều Thi Ca  xây dựng thành nầy rất trang nghiêm, rộng lớn dạy người phụng trì 10 pháp lành.
Đức Phật nghe lời , phát tâm bồ đề rồi chỉ dạy chúng sanh, giảng nói tất cả pháp đều vô thường biến hoại.
Đức Phật nhớ lại việc đời trước nên đến nơi đây để nhập niết bàn,cũng là muốn đền đáp ơn đời trước chính tại chỗ nầy Ngài thực hành pháp lành phát tâm bồ đề.

Từ thuở xa xưa thành Câu thi Na hiệu là Câu Xá Bạt Đề có vị thánh vương cai trị hiệu là Thiện Kiến đã vứt bỏ ngôi vua vào rừng Ta La tu tập từ tâm, bi tâm, hỷ tâm, xả tâm.
Đức Phật nói.
“ Nầy thiện nam tử !  Nên biết rằng Thánh Vương Thiện Kiến thuở xưa chính là thân của ta. Do đây nên ngày nay ta thường ưa thích thật hành 4 pháp, 4 pháp nầy gọi là chánh định. Do nghĩa nầy nên thân Như Lai là thường, lạc, ngã, tịnh.”

“ Nầy thiện nam tử ! Vì cớ trên đây nên hôm nay ta đến nơi thành Câu Thi Nanầy ở trong rừng Ta la Song Thọ mà nhập tam muội chánh định.”

He Duong / Jan / 2013