“Thực ra Quảng Nam chỉ có con sông chính là dòng Thu Bồn phát nguyên từ núi Ngok Ling thuộc tỉnh Kontum với các phụ lưu là sông Tiên,sông Tranh từ vùng Tiên Phước,và sông Vu Gia từ vùng Đại Lộc nhập vào……..
Nói đến làng mạc bên hữu ngạn sông Thu Bồn không thể bỏ qua chi tiết vùng Gò Nổi……..dòng sông phân thuỷ tách ra hai hướng khi bắt đầu đến làng Vân Ly;một nhánh rẻ phải chảy về hướng nam gọi là sông Trước và nhánh rẻ trái chảy về hướng bắc goị là sông Sau….Hai nhánh sông chảy vòng ôm một cù lao với chiều dài khỏang 10 cây số,chiều rộng khỏang 5-6 cây số,rồi lại hợp lưu để tiếp tục hành trình của dòng Thu Bồn ra biển Đông.Cù lao ấy gọi là Gò Nổi…..
Vùng Gò Nổi gồm các làng kể từ hướng trên nguồn xuống : Vân Ly xóm nam,Tư Phú tây,Tư Phú đông,La Kham,Thạnh Mỹ,Bảo An,Xuân Đài,Kỳ Lam xóm nam,Bến Đền tây,Bến Đền đông,,Bàn Lãnh,Dinh Trận,Trừng Giang,Đông Bàn,Cẩm Lậu,Phú Bông,Hà Mật,Thi Lai.Điều đáng nói nhất về Gò Nổi là trong số nhân tài của tòan xứ Quảng thì nơi đây sản sinh phần lớn….”
Nguyễn Văn Xuân viết về Gò Nổi.
“ Lại ngược sông nữa,bạn sẽ gặp một vùng gọi là Gò Nổi.Đây là vùng trù phú nổi tiếng về ngành dệt các mặt hàng vải,tơ lụa.Cũng vì có tơ lụa nên có những ruộng dâu xanh ngát.Các cô gái làm nghề tằm tang quen ở trong bóng mát nên có tiếng xinh đẹp nhất…….cũng vì có dâu xanh lúa tốt nên Gò Nổi sản xuất biết bao nhiêu danh nhân lừng lẫy trong học vấn,trong chính trị ,cách mạng-Từ Hòang Diệu tới Phạm Phú Thứ,từ Trần Cao Vân đến Phan Thành Tài..Riêng một họ Phan,về lớp sau cũng sản sinh những Phan Khôi,Phan Thanh…thú vị hơn nữa những cô gái Bảo An xinh đẹp một thời.”
GÒ NỔI ĐỔI TÊN PHÙ KỲ NĂM 1953
TRUNG NHÂN VIẾT.
“ Sông Thu Bồn, từ nguồn đổ về đến làng Giao Thủy, rẽ ra làm hai nhánh, một dòng về Kỳ Lam, một dòng về Kiểm Lâm, La Tháp (quê hương Bùi Giáng), tạo ra một vùng gò nổi hình cái thoi, bắt đầu từ làng La Kham đến chót dải đất là làng Hà Mật. Từ đó hai dòng sông nhập chung lại, chảy về cửa Đợi, qua thành phố Hội An, tỉnh lỵ Quảng Nam.
Vùng đất hình thoi này xưa kia dân chúng gọi là Gò Nổi, thuộc quận Điện Bàn. Đến năm1953, tòa hành chánh tỉnh Quảng Nam lập ra khu hành chánh, ông Phan Vỹ là khu trưởng, đặt tên vùng gò nổi này là khu Phù Kỳ, và địa danh ấy vẫn giữ nguyên đến bây giờ.
Dân số Phù Kỳ khoảng chừng hai chục ngàn, sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, văn hóa và khoa bảng.
Từ làng La Kham, một con đường đất rộng xuyên qua các làng Bảo An, Xuân Đài, Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu, Phú Bông, Thi Lai, An Trường và Hà Mật, dân chúng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Một số ít trồng mía làm đường ở Bảo An. Thuở ấy, Phù Kỳ còn sản xuất một loại tơ may âu phục nổi tiếng trong nước là hàng tít-so bằng tơ tằm sợi lớn, càng cũ càng sáng nước ra, thanh niên Tây học ai cũng yêu thích. Khoảng thập niên 30, dân Nam Kỳ lục tỉnh ăn mặc đơn giản, đa số dùng lãnh đen hay lãnh Mỹ a, nhuộm mặc nưa. Loại lãnh này dệt bằng tơ tằm ở hai quận Duy Xuyên và Điện Bàn mà khu Phù Kỳ là đông dân làm nghề dệt hơn cả. Tuy là nơi sản xuất, nhưng loại hàng này dệt ra không dùng ngay được mà phải đưa vào Hốc Môn, Tân Châu nhuộm, xong mới tung ra thị trường tiêu thụ là lục tỉnh Nam Kỳ, sau đó là Nam Vang, Cao Miên. Nhờ vào nguồn tiêu thụ rộng lớn đó, dân Phù Kỳ làm ăn phát đạt, giàu có và ngành dệt phồn thịnh nhất Quảng Nam. Năm 1940, đã có nhiều nhà cất theo kiểu Tây, ở Thi Lai, ông Võ Dẫn sầm xe Traction 11.
Nguyên do khiến tiểu công nghệ dệt phát triển là một sự việc khá lý thú. Trước kia dân chúng dệt lụa bằng tay, chân đạp, tay phóng thoi; ba hay bốn ngày mới được một cây lụa hai mươi thước. Đến khoảng năm 1927, một người Pháp muốn kinh doanh ngành dệt, mua một máy dệt bằng sắt, chở đến Hội An, nhưng vì nhiều lý do phức tạp đã không dùng được. Tình cờ ông Võ Dẫn (tức Cửu Diễn) xuống Hội An chơi, thấy cái khung dệt này. Tuy xuất thân chỉ là thợ dệt, học hành chẳng bao nhiêu, nhưng ông rất thông minh, chỉ nhìn qua khung dệt một lần, về nhà ông lấy gỗ mít đóng một khung cửi hoạt động tương tự như cái khung cửi sắt đó. Ông phối hợp cả gốc tre (làm tay đánh cái thoi), quai guốc da bò, niềng thép. Thay vì máy sắt chạy bằng điện, ông chế ra đạp bằng chân. Dệt tay mất ba, bốn ngày mới được một cây lụa, dệt đạp bằng chân chỉ tốn có một ngày. Làm thành công, sợ người bắt chước, ông lấy thùng thiếc đựng dầu hôi, cắt từng tấm đóng kín khung dệt, chỉ chừa những bộ phận không thể che dậy được. Thế mà có ông thợ mộc Nguyễn Thống, chuyên đóng khung dệt bán cho bà con, đến xem, và chỉ kê tai nghe tiếng máy chạy đều, vài tháng sau ông đã sản xuất ra hàng loạt khung dệt để bán. Từ đó tiểu công nghệ dệt phát triển nhanh chóng, đến nỗi tơ tằm địa phương sản xuất không đủ cung cấp cho khung dệt, phải ra Bắc vào Nam mua thêm tơ sợi.
Thời gian các ông Võ Dẫn và Nguyễn Thống sáng chế ra cái trục quì để dệt hàng cẩm tự (ô vuông âm dương) và hàng có bông nổi, Phù Kỳ rất trù phú, tuy vùng quê nhưng nhà ngói nhiều hơn nhà tranh; Đà Nẵng, Hội An tuy thành thị cũng không bằng được!
Đến năm 1945, chiến tranh bùng nổ, nhà cháy, dân chúng phải tản cư, khung cửi tan tành. Một số chạy vào Sài Gòn, ngụ cư tại vùng Ngã Tư Bảy Hiền, dựng lại nghề dệt. Lúc bay giờ Ngã Tư Bảy Hiền còn là một vũng sình, lần hồi dân Phù Kỳ tập họp lại khá đông. Có thể nói, Ngã Tư Bảy Hiền là khu Phù Kỳ thứ hai vậy……………..
Rời Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu, chúng ta sẽ đến chợ Thu Bông. Nơi đây có một đồn binh Pháp lớn, kiểm soát trọn khu Phù Kỳ. Về chiến thuật, cái đồn này nằm chơ vơ giữa đồng. Về tiếp tế, cả hai bên đồn đều bị con sông Thu Bồn ngăn cách. Từ Vĩnh Điện vào Phú Bông phải qua phà Hoa Trà; từ Phú Bông qua đồn Trà Kiệu phải qua sông và một khoảng đường dài ………………………………………….
Phú Bông có một món ăn độc đáo mà bất cứ ai là dân Phù Kỳ đều ưa thích, đó là món ram bà Thiều. Ram là món ăn chơi đặc biệt của xứ Quảng, tương tự như món chả giò, chỉ khác là nhân làm bằng một con tôm, một lát thị ba chỉ, một củ hành lá, cuốn tròn đem rán mỡ. Khi ăn, trải miếng bánh tráng mỏng, thêm một miếng bánh tráng nướng, và rau thơm, đặt cuốn ram lên, hai tay nhẹ nhàng cuốn tròn lại, túm đầu túm đuôi cho cuốn bánh trong long bàn tay và bóp mạnh. Miếng bánh tráng nướng rệu kêu giòn, nhiên hậu mới chấm nước mắt ớt đưa vào miệng. Cái bánh tráng loại này mỏng vừa phải, nhúng nước vẫn bền nên dù bóp mạnh mà không rách. Cái món ăn cầu kỳ quê mùa này, nhắc để mấy lão già xa xứ còn sót lại tưởng niệm mà thôi, con cháu của mình, dù là gốc Phù Kỳ, mấy đứa còn nhớ !....”
Hai miền thương Quê hương tôi bên ni đèo Ải Nhấp nhô bóng thuyền cửa Đại Già nua nếp phố Hội An Ngũ Hành Sơn năm cụm ngắm sông Hàn Chùa Non Nước trầm tư hương khói quyện Đêm Đà Nẵng vọng buồn cơn sóng biển Bún chợ Chùa, thương nước mắm Nam Ô Tôi muốn về Trung Phước giữa mùa ngô Thăm quê ngoại Đại Bình cam đỏ ối Sáng Duy Xuyên, tơ vàng giăng nghẽn lối Chiều Điện Bàn, xe đạp nước thay mưa Sông Thu chẳng thiếu đò đưa Ngọt khoai Tiên Đõa, mát dừa Kiến Tân Quế Sơn núi liếp mấy vần Thương bòn bon Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà My Trăm người đi, vạn người đi Đưa chân tám hướng còn ghi vết đời Thủy triều sông Cửu đầy vơi Nước tìm biển cả, tình người tìm nhau Hai miền thương, một nhịp cầu Ga xưa còn nhớ con tàu viễn phương 1964 Thành Thái Thứ 10-Năm Mậu Tuất (Chép lại từ gia phả / 2005) BÀI CA NGŨ̃̃ PHỤNG TỀ PHI Nhân tài lỗi lạc Quáng Nam Văn danh minh phụng vẽ vang tỉnh nhà Niên canh Mậu Tuất lịch ta Năm ông ứng thí quê nhà Quãng Nam Ngô Chuân,Phạm Liệu,Phan Quang Cùng ông Phạm Tuấn một làng văn chương Kế liền Hiễn Tiến họ Dương Người đều ca tụng sắc hương ai bì Ca rằng Ngũ Phụng Tề Phi Năm ông cùng đỗ khoa thi một lần. --------------------------------- GÒ NỔI Nội tôi Cẫm Lậu Địên Bàn Gò Nổi mía, lúa Thu Bồn bọc quanh Văn tài có một nổi danh Cụ Dương Hiễn Tiến một trong năm người Niên hiệu Thành Thái thứ mười Cùng đậu Tiến Sĩ bảng vàng tề phi. heduong / August / 2011 |
No comments:
Post a Comment