Welcome to TTKS/KTQN

CLICK HERE TO OPEN

Thursday, January 12, 2017

THÁNH THẤT CAO ĐÀI ORANGEWOOD QUẬN CAM CALIFORNIA-TÓM LƯỢC

THÁNH THẤT CAO ĐÀI ORANGEWOOD QUẤN CAM CALIFORNIA.-TÓM LƯỢC

CAO ĐÀI TEMPLE IN ORANGE COUNTY CALIFORNIA
1-Tóm lược lịch sử Đạo Cao Đài.
Đạo Cao Đài phát sinh từ cầu cơ do nhóm công chức người Việt Nam phục vụ trong chính quyền của thuộc địa Pháp đã thực hiện.
Nhóm công chức gồm có ba người đầu tiên là quý Ông Phạm Công Tắc, Cao Hòai Sang và Cao Huỳnh Cư đã dùng phương pháp cầu cơ bằng cách xoay bàn rất đơn giản để cầu Tiên xin toa thuốc chữa bịnh hoặc để tiếp xúc với vong linh xin hoạ thi thơ và học hỏi văn chương nhưng bất ngờ đã tiếp xúc được với một đấng vô hình tự xưng là AĂ vào khõang thương tuần tháng sáu năm Ất Sữu (tháng 7 năm 1925).
*Cầu cơ theo phương pháp Xoay Bàn.
Mất nhiều thì giờ vì chậm chạp.
Kê chiếc bàn có bốn chân thành gập ghềnh với hai chân cao khoãng 3 cm.
Hai người gọi là hai đồng tử ngồi đối diện nhau và up bàn tay trên mặt bàn.
Khoãng 10-15 phút chiếc bàn tự chuyển động, dở lên rồi đặt xuống cho biết có đấng vô hình xuất hiện.
Hai vị đồng tử đặt khẩu ước với đấng vô hình :
Nhịp một lần là chữ A.Nhịp 2 lần là chữ Ă.Nhịp 3 lần là chữ Â.Nhịp 4 lần là chữ B
Nhịp 5 lần là chữ C.Tăng dân số nhịp cho đủ 24 chữ cái alphabet.
Khi bàn ngưng nhịp thì người ngồi ngòai viết chữ đã nhịp, rồi ghép các chữ lại thành danh từ, ghép các danh từ thành câu và thành bài.
Qua nhiều lần cầu cơ như vậy, đồng tử trở nên quen thuộc nhanh lẹ hơn lúc ban đầu, đã tiếp xúc được với một đấng thiêng liêng tự xưng AĂ và nói rằng:
“Ta phải hạ mình là một Chơn linh thường, để cảm hóa các con.”
*Cầu cơ theo phương pháp PHÒ CƠ.
Đến ngày 15 tháng 12 năm 1925, Đức Thương Đế dạy phải lập bàn thờVọng Thiên Cầu Đạo và dùng phương pháp gọi là PHÒ CƠ để tiếp xuc với Ngài.
Phương pháp nầy phải dùng Đại Ngọc Cơ (Xem photo) gồm những thành phần như sau.
       
 Một cái giỏ đan bằng tre, một cần dài bằng cây dương liễu hay cây Dâu.
 Đầu cần chạm hình con chim Loan và có cài một cây but làm bằng mây để viết chữ xuống mặt bàn.
Hai người đồng tử cầm hai bên miệng giỏ.Chỉ chờ đợi trong vài phút thì có một đấng thiêng liêng vô hình huy động Đại Ngọc Cơ viết ra chữ.
Đêm 24-12-1925, đấng AĂ tự xưng là “NGỌC HÒANG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG”và đã cho một bài thi như sau.
“Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần  thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.”
Dùng phương pháp Đại Ngọc Cơ, Đạo Cao Đài đã tiếp nhận rất nhanh và rất nhiều tài liệu đang có hiện nay từ Đức Cao Đài Thượng Đế và từ các Đấng Phật,Thánh, Tiên.
Tất cả những bài gíang cơ được xếp chung trong một cuốn tài liệu có tên là THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
Đọc THÁNH NGÔN HIẾP TUYỂN sẽ tìm thấy những bài giáng cơ sau đây.
-Gíang cơ dạy cách thờ phương, cúng tứ thời và lý do thờ cúng.
-Giáng cơ dạy cách tổ chức, quản lý và phổ độ Đạo Cao Đài.
-Gíang cơ ban cho Kinh Thế Đạo.
-Giáng cơ dạy cách may Đạo Phục của chức sắc.
-Giáng cơ dạy lễ nghi và luật đạo.
-Gíang cơ dạy cách tu THƯỢNG THỪA,Tu TIÊN ĐẠO.
-Giáng cơ dạy cách TU HẠ THỪA.
-Giáng cơ dạy VŨ TRỤ và NHƠN SANH QUAN.
-Giáng cơ ngày 20-1-1927 của Đức Lý Thái Bạch chỉ dạy Đầu Sư Thái Thơ Thanh tìm đúng chỗ để xây cất Tòa Thánh tại Tây Ninh.
-Giáng cơ ngày 27-2-1927 của  Đức Lý Thái Bạch chỉ dạy Phạm Hộ PhápCao Thương Phẩm và hai người tên là Bính và Thanh biết rỏ mô hình kiến trúc và kích thước xây cất Tòa Thánh Tây Ninh.(Khởi công năm 1933,hòan thành năm 1945).
Một đọan sau đây trích ra từ bài gíang cơ của Đức Lý Thái Bạch ngày 27-2-1927.
Ngài tự xưng là Lão nhưng danh hiệu thiên tôn của Ngài là “Lý Đại Tiên Trưởng Kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ“.
“....Thánh thất tạm phải cất ngay miến đất trống.Còn Hiệp Thiên Đài phải cất trước Thánh Thất Tạm.Đạo hửu lại,biểu khai phá đám rừng trước miếng đất ấy.
Như vậy ngay trung tâm rừng cách miếng đất trống chừng ba tấc rưỡi,đóng một cây cọc,đó Hiệp Thiên Đài như vậy. Ngoài bàu Cà Na (Động Đình Hồ) vô chừng 50 m,đóng một cây nọc ranh phía Ao Hồ trở vô chừng 70m,đóng cây nọc ấy là khuôn viên Tòa Thánh.Lão dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất trống phải đo vô bàu Cà Na 27m Lang Sa nghe à! Từ vuông 27m mỗi góc của Đài Bát Quái,bề cao 9m; hình nóc mô lên,chỉ tám góc cho phân minh,trên đầu Đài phải để cây đèn màu xanh,kế nữa là Chánh Điện,bề dài 81m, bề ngang27m,hai tầng,mỗi tầng 9m,hai bên Hiệp Thiên Đài,bên măt thì có Lôi Âm Cổ Đài,bên tả thì có Bạch Ngọc Chung Đài.Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp,Thương Phẩm nội trưa nay phải cắm một cây viết vào đầu cơ,lấy một miếng giấy lớn vào điện phò loan cho Lão vẽ.
Bính,Thanh phải có mặt,còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết,nghe à ! Phải mua miệng đất Bàu Cà Na làm Động Đình Hồ..”
Tóm lại mô hình kiến trúc và kich thước xây cất Tòa Thánh Tây Ninh hòan tòan do cơ bút của Đức Lý Thái Bạch trực tiếp điều khiển.
 * Bài giáng cơ ngày 24-10-1926 của Đức Cao Đài Thượng Đế.
(15 tháng 9 năm Bính Dần)
Từ đây nòi giống chẳng chia ba.
Thầy hiệp các con lại một nhà.
Nam, Bắc cùng rồi ra Ngoại quốc,
Chủ quyền Chơn Đạo một mình ta.
2- Thánh Thất Cao Đài Orangewood Tại Orange County.
Đây là một thánh thất Cao Đài duy nhứt đã xây cất tại Orange County bang California dựa theo mô hình số 4 của TòaThánh Tây Ninh Việt Nam.
Năm 1999,PhD Nguyễn Phúc Chân (Khoá 2/CĐ/NLS) mua được ngôi nhà số 8791 đường Orangewood thành phố Garden grove CA 92841, giá $330,000 USD.
Ngôi nhà xây cất năm 1919, có 3 phòng,một bathroom, rộng 1,218 sqf , có lô đất diện tích 40,222 sqf.
PhD Chân trả trước (down payment)$70,000 USD,vay ngân hàng AccuBanc Mortgage Corporation $260,000 USD, trả nợ vay ngân hàng bắt đầu từ ngày 01-03-1999 tới ngaỳ 01-02-2029.

Ngày 23-12-2000, nợ ngân hàng $255,000 USD trả trong 25 năm.Mỗi tháng Ban Trị Sự Đạo và đồng đạo góp trả $1680 USD
Khi xin phép xây cất thánh thất, thành phố Garden Grove yêu cầu lô đất phải có đủ diện tích một acre (43,560 sqt) mới cứu xét giấy phép nên PhD Chân phải mua thêm một miếng đất nhỏ của người hàng xóm bên cạnh với phí tổng tổng cộng $39,508.72 USD.
 Sau khi đã trả tổng cộng $109,508.72 USD và được cấp bằng khóan nhà đất gọi là GRANT DEED ngày 13-7-2000, PhD Nguyễn Phúc Chânđem GRANT DEED hiến tặng Ban Trị Sự Đạo Cao Đài để họ có thể lo việc xây cất thánh thất và chịu trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng theo cam kết.
Judge Nguyễn Trọng Nho(Kỹ sư Thuỷ lâm khoá 2/CĐ/NLS) đã hỉ hiến $15,000 USD để xây dựng cổng tam quan của thánh thất.
GRANT DEED
Recorded in official Records,County of Orange, Gary Granville,Clerk-Recorder.
20000495580 12.51pm 09/21/00 115 33 G02 2
FOR A VALUABLE CONSIDERATION,receipt of which is hereby acknowledged, Chan P.Nguyen and Tho P.Nguyen, husband and wife, hereby GRANT(S) to DAI DAO TAM KY PHO DO-TOA THANH TAY NINH,a non-profit corporation.Date July 13,2000 .
PROPERTY VALUE NOTICE.
Santa Ana CA 92702-0149. Date 07/11/01. Land 249,883. Improvements 50,110. Total Assessed Value 300,000
PHÍ TỔN XÂY CẤT.
Ngày 27-11-2005, Ban Xây dựng bắt đầu khởi công xây cất sau khi đã trải qua rất nhiều trở ngại do sự chống đối của 200 người cư dân địa phương.Người lảnh đạo chống đối là Frank Fedak,57 tuổi sinh sống tại địa phương đã 35 năm.
Trước ngaỳ khởi công xây cất, tiền mặt bắt buộc phải có trong ngân hàngđầy đủ theo bản chiết tính và phải hoàn thành xây cất trong vòng một nămthì mới được thành phố Garden Grove cấp giấy gọi là Building Permit.

Có tổng cộng 10 Building Permits nghĩa là công trình xây cất gồm 10 giai đọan và đã phải đóng lệ phí gọi là Permit Fees tổng cộng $55,965.82 USD vào ngày 27-9-2005.
Mỗi bản có tên là PERMIT PROJECT/SITE/BUILDING DESCRIPTION.
Mỗi giai đọan khi hòan thành xong phải có chuyên viên của thành phố tới kiểm soát cho thông qua mới được phép xây cất giai đọan kế tiếp.
Công trình xây cất đã hòan thành vô cùng tốt đẹp vào ngày 08 tháng 9 năm 2007.Ba tháp cao của Thánh Thất chỉ được phép ở mức 30 feet theo lệnh của thành phố đề phòng động đất.
Phí tổn xây cất khoãng $2,200,000 USD.Có bốn nhà thầu xây cất đã tham dự đấu thầu.
Năm 2014,Ban Trị Sự Đạo Cao Đài Orangewood đã trả xong nợ vay ngân hàng.
Người viết bài nầy là hội viên của Đạo Cao Đài Orangewood đang có tất cả những tài liệu nêu trên.
                Hiền Huynh PhD NGUYỄN PHÚC CHÂN
                  Qua đời ngày 17-7-2006 thọ 68 tuổi 
Kỹ Sư Chăn Nuôi (Khoá 2/CĐ/NLS/Sài Gòn), Cao học Kinh Tế (USA), PhD (USA), nguyên
 Chuyên Viên Nha Giáo dục Nông Nghiệp/Saigon. 
Từ 1977 đến 1987, chuyên viên cố vấn nông nghiệp ở các nước Senegal,
 
Mauritania, Chad, Zaire tại Châu Phi do USAID và World Bank tài trợ.
 
 Dương Hiển He
AKA Henry H Dương (Khóa 3/CĐ/NLS/K19/SQ/TBTĐ)  

Sunday, January 1, 2017

CÁCH CHỌN THUỐC NHUỘM CHO VẢI COTTON

DYESTUFFS USED FOR DYEING COTTON.
Nguyên liệu đề cập là 100% cotton hoặc những chế phẩm của nó như :
          -Merceried  cotton
          -Rayon
          -Viscose
          -Bamboo cotton
1-DIRECT DYESTUFF.
  Dùng để nhuộm màu lợt,không có bất kỳ phản ứng hoá học nào xảy ra giửa màu
và cotton. Màu chỉ dính vào trên mặt cotton bằng lực hút Van Der Vaal.Thành
phẩm dể mắc những khuyết điểm như sau :
-Migration:  nghiã là màu có khuynh hướng di chuyển sau khi giặt giủ rồi
sắy khô, bề mặt cuả thành phẩm giống như đám mây, trong chuyên môn được
gọi là cloudy. Để tránh khuyết điểm nầy, fixing agent được dùng để tăng cường
độ bám cuả màu vào cotton. Đa số fixing agent có chưá aldehyde là tác chất
dễ gây bệnh ung thư nên phải cẩn thận.
-Chất lượng kém, tuy nhiên giá thành thấp
2-REACTIVE DYESTUFF.
  Đây là loại thuốc nhuộm phổ thông, được dùng để nhuộm cotton từ màu lợt tới
màu đậm, có phản ứng hóa học xảy ra giửa màu và cotton nên chất lượng thành phẩm tốt hơn so với direct dyestuff.Khi chọn reactive dyestuff, những điều sau đăy phải ghi nhớ lúc chọn mua màu :
         -Fixation. nghĩa là số lượng màu thật sự được dùng trong phản ứng với
cotton,phần còn lại sẽ bị loại ra theo nước thải.Thông thường,fixation tùy theo
hảng sản suất và biến chuyển từ 60% tới 75%.
Trên thị trường Bắc Mỹ, theo kinh nghiệm của người viết bài nầy, màu nhuộm của hảng Ciba Geigi có độ fixation cao nhất và có tính wet fastness(chảy màu) tốt nhất.
        -Nhiệt độ nhuộm.  60 độ bách phăn, 45 độ bách phân hoặc 80 độ bách phân,
tùy theo chất lượng thành phẩm cao hay thấp và fixation cuả màu. Ở nhịệt độ
cao, độ thẩm thấu (penetration) cao hơn,nên thành phẩm có chất lượng tốt hơn
        Thông thường, reactive dyestuff được chọn để nhuộm cotton, vì giá thành
tương đối, dễ chỉnh đổi màu khi nhuộm, chất lượng thành phẳm tốt. Trong
trường hợp offshade (nhuộm sai màu), dễ dàng strip(tẩy màu) để nhuộm lại
trong khi Vat dyestuff hoặc Sulfur dyestuff rất khó strip
        Reactive dyestuff cho thành phẩm sáng và bóng hơn các loại màu nhuộm
Khác.
     Reactive dyestuff còn có thể được dùng để nhuộm tơ lụa (silk)
3-VAT DYESTUFF
    Được dùng để nhuộm cotton cho những thành phẩm đòi hỏi màu không đậm,
 Chlorine fastness cao, nghĩa là không phai màu trong nước có nồng độ chlorine 
5ppm - 20ppm ,thường là khăn tắm(towel)và đồ dùng trong bệnh viện.
   Vat dyestuff cũng cho sản phẩm có độ wet fastness rất cao.
Không có phản ứng hoá học xảy ra giửa màu nhuộm và cotton.Cơ chế được giải
thích như sau :
 Vat dyestuff (dạng bột,powder)+soude caustic+sodium hydro sulphide  sẽ cho
dung dịch LeuCo, dung dich nầy sẽ thẩm thấu vào cotton. Sau đó, LeuCo sẽ trở
lại dạng bột khi hydro peroxide được cho vào .Thành phẩm không dùng
chất làm trơn (softener). Khi nhuộm, nên dung lượng thừa caustic, hydro ,peroxide.
 4- SULFUR DYESTUFF.
Được dung để nhuộm cotton màu đen đậm.Thành phẩm có wet fastness rất cao,
nhưng dễ bị phai màu trong nước có chlorine. Sulfur dyestuff tác hại xấu cho
môi trường .
    Hiện giờ trên thị trường, sulfur dyestuff là màu nhuộm duy nhất trên cotton
cho ra màu đen thật đậm. Đây là phản ứng oxid-khử, nên thành phẩm không
được dung chất làm trơn (softener).

Bài tiếp theo: PHƯƠNG PHÁP NHUỘM VẢI COTTON.
Tân Văn Đinh/Toronto/Canada