NGƯỜI CHỊ TUYỆT VỜI.
Đó là một Cô Gái rất xinh đẹp và thuỳ my tên là Thanh Nhã sinh ra và lớn lên tại làng Hội Khê Ngoại tỉnh Nam Định trước đệ nhị thế chiến 1939-1945.
Thời Pháp thuộc ṭai Việt Nam , rất ít thấy nữ sinh Việt được cho đi học tại trường đầm dành cho con Tây vì rất tốn kém nhưng Bố của Chị Thanh Nhã thuộc gia đình giàu có và theo tinh thần văn hóa phương tây nên đã cho Chị vào nội trú trong trường Sacre Coeur tại tỉnh Nam Định cùng học với các bạn gái con Tây để được các sơ chăm sóc và dạy dổ cẩn thận.Do đó, Chị thông thạo tiếng Pháp, viết được những bài luận bằng tiếng Pháp gọi là “rédactions francaises” và có đức hạnh tuyệt vời mang tâm hồn đầy bác ái như một nữ tu Thiên Chúa thể hiện qua hành động phát chẩn cứu người trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại quê nhà.
Chị Thanh Nhã đã tự nấu cơm, bóp thành từng nắm đem phân phát cho người đang đói.
Chị Thanh Nhã đã tự nấu cơm, bóp thành từng nắm đem phân phát cho người đang đói.
Theo tài liệu ghi chép của Tòan quyền Pháp tên là Jean Decoux thì có khoãng một triệu người miền Bắc đã chết đói. Nhưng theo sử gia Việt Nam có khoãng từ một triệu tới hai triệu người đã chết đói từ tháng 10 năm 1944 tới tháng 5 năm 1945.
Nạn chết đói xãy ra bởi nhiều yếu tố nhưng yếu tố chính là miền Bắc bị quân đội Nhật không cho trồng trọt luá và nông phẩm, đã bắt buộc nông dân trồng cây đay( jute) để may bao bố.
Ngoài yếu tố đó,đường sá và cầu cống giao thông giữa Bắc và Nam Việt Nam bị quân đội đồng minh dội bom phá nát nên lúa gạo từ miền Nam không thể chở ra cho miền Bắc.Thêm vào đó, quân đội Nhật và quân đội Pháp lấy lúa gạo và thực phẩm của nông dân miền Bắc để nuôi binh lính của chúng.
Vào những ngày muà gặt lúa tại đồng quê của bố mẹ , có nhiều em gái và trai đi theo mót lúa rơi rung cả giờ nhưng chưa lượm được đầy một nắm tay. Đứng nhìn các em, Chị Thanh Nhã quá xuc động bằng tới chổ chất lúa hốt cho mỗi em một bó lớn mang về.
Vào những ngày muà gặt lúa tại đồng quê của bố mẹ , có nhiều em gái và trai đi theo mót lúa rơi rung cả giờ nhưng chưa lượm được đầy một nắm tay. Đứng nhìn các em, Chị Thanh Nhã quá xuc động bằng tới chổ chất lúa hốt cho mỗi em một bó lớn mang về.
Trong nhóm bạn học cùng lớp với Chị Thanh Nhã có một người bạn gái tên là Kim Loan vừa xinh đẹp vưà học giỏi thuộc gia đình nhà giàu trong tỉnh đã xin đi tu theo các sơ rồi tự nguyện đến phục vụ trong Trại Cùi Cái Sắn tại Miền Nam VN.Sau một thời gian phục vụ giúp đở người cùi, cô Kim Loan bị lây bịnh cùi và qua đời.
Lúc Chị được 15 tuổi, Bố bị Việt Minh bắt dẫn đi mất tích, gia sản bị Việt Minh tịch thu để làm đồn trú cho Công An Liên Khu 3 Việt Minh nên mẹ của Chị phải dẫn các con dọn đi nơi khác.
Khi còn sống, Bố là một mạnh thường quân thường giúp đở nhiều trường hợp tại tỉnh nhà nên được nhiều người biết tên và có người con trai trưởng làm nghề dạy học cho nên khi Chị Thanh Nhã tới tuổi 20 thì được Linh Mục Phan Châu Duyên làm Trưởng Ty Học Chánh tỉnh Nam Định tuyển chọn làm Cô Giáo gương mẫu để phụ trách dạy lớp Nhất sau khi gửi Chị đi học xong lớp tu nghiệp tại Văn Lý. Trong lớp Nhất của Chị Thanh Nhã dạy, có học sinh đã lập gia đình.
Khi còn sống, Bố là một mạnh thường quân thường giúp đở nhiều trường hợp tại tỉnh nhà nên được nhiều người biết tên và có người con trai trưởng làm nghề dạy học cho nên khi Chị Thanh Nhã tới tuổi 20 thì được Linh Mục Phan Châu Duyên làm Trưởng Ty Học Chánh tỉnh Nam Định tuyển chọn làm Cô Giáo gương mẫu để phụ trách dạy lớp Nhất sau khi gửi Chị đi học xong lớp tu nghiệp tại Văn Lý. Trong lớp Nhất của Chị Thanh Nhã dạy, có học sinh đã lập gia đình.
Do Linh Mục Huân giới thiệu và được mẹ của Chị chấp thuận, Chị kết hôn với một thanh niên mồ côi người gốc tỉnh Thanh Hóa làm Trưởng Đoàn Thanh Niên Công Giáo. Hôn phu lấy họ của Chị làm họ của mình.Chị chấp nhận chọn đạo Thiên Chúa của chồng làm đạo của mình.
Chị cùng với gia đình di cư vào Nam năm 1954.Trước khi ra đi được Bà Ngoại cho một số vàng mang theo làm vốn.
Bà Ngoại tình nguyện ở lại Bùi Chu nhưng vì bị kết tội nhà giàu nên bị chính quyền Cộng Sãn tịch thu gia sãn và đấu tố, phải ra tạm trú tại cổng chùa và qua đời tại đó.
Bà Ngoại tình nguyện ở lại Bùi Chu nhưng vì bị kết tội nhà giàu nên bị chính quyền Cộng Sãn tịch thu gia sãn và đấu tố, phải ra tạm trú tại cổng chùa và qua đời tại đó.
Khi vào tới Saigon, ngoài giờ đi dạy học tại trường Vỏ Tánh Gia Định Chị còn tích cực tìm mọi cách tạo thêm lợi tức để nuôi gia đình và để cho hôn phu và các em trai ăn đi học từ cấp trung học tới đại học như mong muốn.
Nhờ vốn Bà Ngoại đã cho, Chị mua xe cũ cải tiến thành hai xe taxi rồi cho thuê và hợp tác sãn xuất đồ gia dụng bằng nhôm bán rất chạy lúc bấy giờ. Khi cho tài xế thuê xe taxi, Chị không yêu cầu tài xế phải đóng tiền thế chân vì rất thông cảm và thương giới lao động tay chân rất nghèo.
Mặc dầu đa đoan mọi việc nhưng Chị lúc nào cũng vui vẽ, chăm sóc mẹ đang bị bại liệt một cách rất chu đáo và đầy lòng hiếu thảo, chăm sóc con cái với tâm hồn tràn đầy yêu thương của một hiền mẫu, chiù chuộng hôn phu với tình của một người vợ gương mẫu hiếm có.
Sau khi Saigon bị sụp đổ và mất tên, vì hôn phu và người con trai trưởng cuả Chị thuộc thành phần Sĩ Quan của Quân Lực VNCH nên cả hai bị đưa vào tù gọi là trại Cải Tạo và Chị Thanh nhã bị cho thôi việc dạy học.
Một người con trai khác đang học tại đại học Saigon bị đuổi ra khỏi trường với lý do thuộc gia đình mà Cộng Sãn VN gọi là Ngụy Quân.
Mọi việc trong gia đình được giao hết cho người con gái đảm nhận từ việc chăm lo ẩm thực hằng ngày cho tới việc đối phó với sự đàn áp và đe dọa đuổi đi ra khỏi thành phố của công an phường khóm.
Theo phong trào bỏ nước ra đi vì không chịu nổi sự đàn áp của chính quyền Cộng Sãn đia phương, Chị quyết tâm tìm lối thoát an toàn cho các con vượt biên trốn ra nước ngoài.
Đó là việc đầy rủi ro, căng thẳng óc não và rất khổ nhọc thân xác.Nêú chẳng may bị thất bại sẽ nguy hiểm đến tánh mạng của các con.
Vì tình thương con,Chị đã phải nếm mùi gian khổ cùng tột, đã di chuyển trên tàu hỏa chật ních người không có chỗ ngồi nên phải đứng co một chân trên đọan đường từ Saigon ra Phan Rang để tìm gặp con dâu vượt biên bị công an địa phương bắt nhốt. Khi tới Phan Rang, Chị dò tim tới đồn công an và hỏi thăm người địa phương cách hối lộ để bảo lảnh đem con dâu về.
Hôn phu của Chị đã được thả ra khỏi tù cải tạo trong lúc nầy nhưng không thể làm thay công việc của Chị vì đang bị công an phường khóm quản lý và dòm ngó canh chừng.
Hôn phu của Chị đã được thả ra khỏi tù cải tạo trong lúc nầy nhưng không thể làm thay công việc của Chị vì đang bị công an phường khóm quản lý và dòm ngó canh chừng.
Mang tinh thần quyết tâm và nhờ nắm vững đức tin vào sự cầu nguyện THIÊN CHÚA, Chị Thanh Nhã đã đưa được hai người con gồm một gái và một trai vượt biên thành công tại Vũng Tàu và được đến định cư tại USA.
Blogger Owner viết theo lời kể lại của Chị Thanh Nhã
Update Dec-24-2017
Tình cờ, người viết bài nầy gặp được tập tài liệu "Những kỹ niệm về trường trung học NGUYỄN KHUYẾN-TRÀ BẮC. Thơì gian 1947-1949.Nhà Xuất Bản Thanh Niên" nên viết thêm như sau.
Làng Hội Khê trước đệ nhị thế chiến ở cuối huỵên Xuân Trường, giáp Hải Hậu và Giao Thuỷ.
Nay làng đổi tên thành "Thôn Hội Khê Ngoại " thuộc xã Hải Nam, huyện Hải Hậu ,tỉnh Nam Định.
Trước đệ nhị thế chiến, làng Hội Khê rẫt trù phú,có nhiều khu nhà xây cất theo kiểu mới trên nền cao. Nhà có nhiều phòng với nhiều cửa sổ.
Thời đó, lớp đệ Tam trung học có khỏang 30 học sinh,không có nữ sinh. Một số học sinh lớp đệ Tam quê Hải Hậu,Giao Thuỷ và Trà Bắc được chuyển về làng Hội Khê để học tại trường mới mở thêm.Lớp học đặt tại từ đường nhà của cụ Cả BẬT. Có năm học sinh được cho tạm trú tại một căn nhà bên cạnh lớp học.Nhưng khi ăn uống thì qua nhà của bà Hội Cẩn.
Bà Hội Cẩn có rất nhiều nhà xây quay quần với nhau thành một khu vuông vức theo hình chữ Điền (chữ của người Trung Hoa).
Bà có cô gái lớn học tại trường Sacre Coeur ở phố Hàng Sũ Nam Định hiện nay là phố Phan Đình Phùng. Người con cả của bà đổ bằng tiểu học khi nói chuyện thường nói pha thêm vài câu tiếng Pháp.
Cô gái lớn thời đó, hiện nay chính là Người Chị Tuyệt Vời tuổi 90 đang là cư dân tại bang California Hoa Kỳ.Xem hình bên cạnh.
Người Chị Tuyệt Vời cho người viết bài nầy biết thêm cụ Cả Bật là ông bác ruột của chị đã cho học trò tới tạm trú không lấy tiền.Bà chi dâu cuà Người Chị Tuyệt Vời lo nấu cơm cho học trò tạm trú ở nhà bên cạnh qua ăn.
Update Dec-24-2017
Tình cờ, người viết bài nầy gặp được tập tài liệu "Những kỹ niệm về trường trung học NGUYỄN KHUYẾN-TRÀ BẮC. Thơì gian 1947-1949.Nhà Xuất Bản Thanh Niên" nên viết thêm như sau.
Làng Hội Khê trước đệ nhị thế chiến ở cuối huỵên Xuân Trường, giáp Hải Hậu và Giao Thuỷ.
Nay làng đổi tên thành "Thôn Hội Khê Ngoại " thuộc xã Hải Nam, huyện Hải Hậu ,tỉnh Nam Định.
.
HUYỆN HẢI HẬU THEO TÀI LIỆU WEBSITES .
"Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy."
Thời đó, lớp đệ Tam trung học có khỏang 30 học sinh,không có nữ sinh. Một số học sinh lớp đệ Tam quê Hải Hậu,Giao Thuỷ và Trà Bắc được chuyển về làng Hội Khê để học tại trường mới mở thêm.Lớp học đặt tại từ đường nhà của cụ Cả BẬT. Có năm học sinh được cho tạm trú tại một căn nhà bên cạnh lớp học.Nhưng khi ăn uống thì qua nhà của bà Hội Cẩn.
Bà Hội Cẩn có rất nhiều nhà xây quay quần với nhau thành một khu vuông vức theo hình chữ Điền (chữ của người Trung Hoa).
Bà có cô gái lớn học tại trường Sacre Coeur ở phố Hàng Sũ Nam Định hiện nay là phố Phan Đình Phùng. Người con cả của bà đổ bằng tiểu học khi nói chuyện thường nói pha thêm vài câu tiếng Pháp.
Cô gái lớn thời đó, hiện nay chính là Người Chị Tuyệt Vời tuổi 90 đang là cư dân tại bang California Hoa Kỳ.Xem hình bên cạnh.
Người Chị Tuyệt Vời cho người viết bài nầy biết thêm cụ Cả Bật là ông bác ruột của chị đã cho học trò tới tạm trú không lấy tiền.Bà chi dâu cuà Người Chị Tuyệt Vời lo nấu cơm cho học trò tạm trú ở nhà bên cạnh qua ăn.
No comments:
Post a Comment